Các Cách xử lý rác thải ở Việt Nam hiệu quả nhất

Việc ứng phó với vấn đề rác thải vẫn được xem là "bài toán" khó khăn của nhiều quốc gia trên giới, bao gồm cả Việt Nam. Đứng trước vấn nạn đầy tính thách thức này, điều cấp thiết hơn cả đó là phải xác định được cách xử lý rác thải hiệu quả và khả thi nhất.


Thực trạng vấn đề xử lý rác thải ở Việt Nam hiện nay


Với dân số chạm mốc 100 triệu vào năm 2023, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm có nền kinh tế tăng trưởng nhanh đi cùng xu hướng gia tăng mạnh mẽ của rác thải từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn đó là hệ thống quản lý và xử lý rác thải tại nước ta vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Quy trình thu gom chưa thật sự hiệu quả

Thiếu điểm thu gom rác công cộng: Hệ thống thu gom rác thải tại Việt Nam nhìn chung vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao. Thùng rác công cộng chưa được bố trí đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn thì gần như không có điểm tập kết chung.

Khâu phân loại rác tại nguồn chưa hiệu quả: Các hoạt động thu gom rác diễn ra còn nhiều bất cập, các loại rác thải rắn sinh hoạt được tập kết chung với nhau chứ không được phân tách thành từng chủng loại riêng. Rác thực phẩm, rác thải nhựa hay vải vóc, bê tông,… tất cả đều được cho lên xe chuyên chở chung. Điều này gây ra khó khăn cho hoạt động tái chế dẫn đến lãng phí nhiều tài nguyên và năng lượng.

Thiếu hạ tầng và công nghệ xử lý

Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý rác thải tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Các nhà máy xử lý rác thải đang hoạt động không đáp ứng đủ nhu cầu và chưa áp dụng các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quá trình vận hành. Điều này làm giảm khả năng tái chế và gây ra mất mát tài nguyên quý báu.


Cách xử lý rác thải ở Việt Nam hiệu quả nhất

Một số phương pháp xử lý rác thải hiệu quả nhất có thể áp dụng tại Việt Nam thời điểm hiện tại đó là:

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng cách tái sử dụng

Một cách hiệu quả để giảm lượng rác thải sinh hoạt là tận dụng lại các sản phẩm cũ. Thay vì vứt đi, người dân nên tìm cách sử dụng lại chai lọ, bình nước, túi nilon, và các vật dụng gia đình khác. Việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm đáng kể ngân sách mua sắm mới mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng rác thải sinh hoạt đổ ra ngoài môi trường.

Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm có tuổi thọ cao, tái sử dụng được nhiều lần cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt.

Tái chế rác thải - Cách xử lý rác thải hiệu quả, an toàn


Tái chế là một phương pháp quan trọng trong việc xử lý rác thải. Các vật liệu như nhựa, giấy, kim loại và thủy tinh có thể được tái chế thành sản phẩm mới. Để thúc đẩy tái chế, chính phủ và các tổ chức liên quan cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo ra chính sách khuyến khích và thiết lập quy định rõ ràng về việc phân loại và tái chế rác thải.

Xử lý rác thải bằng phương pháp sinh học

Phương pháp sinh học hiện đang được áp dụng tương đối phổ biến trong hoạt động xử lý rác ở hộ gia đình cho đến các nhà máy. Phương pháp này sử dụng công nghệ vi sinh vật, vi khuẩn hoặc enzyme để chuyển hóa rác thải thành các sản phẩm an toàn và có thể tái sử dụng. Điều này không chỉ giúp giải quyết hiệu quả vấn đề rác thải mà còn tạo ra các sản phẩm hay các nguồn năng lượng hữu ích. 


Một số cách xử lý rác thải bằng phương pháp sinh học đang được ứng dụng rộng rãi có thể kể đến như:

Phân hủy sinh học Biodegradation: Sử dụng vi sinh vật, vi khuẩn, nấm hoặc các enzyme có khả năng phân hủy rác thải thành nước, khí cacbonic và thành phần hữu cơ được phân hủy.

Phương pháp anaerobic: Tiến hành xử lý rác thải trong môi trường kỵ khí (không có oxy) để tạo ra khí sinh học (như metan) và năng lượng tái tạo để làm nhiên liệu hoặc điện năng.

Composting: Tiến hành xử lý rác thải hữu cơ trong môi trường hiếu khí (có oxy) bằng vi sinh vật để tạo thành phân bón tự nhiên.

Bioremediation: Sử dụng vi sinh vật để xử lý các thành phần độc hại trong rác thải, chất thải như chất dầu, hóa chất và các loại chất gây ô nhiễm thành các dạng ít độc hoặc không còn độc hại.



Tin tức khác